Cách tính chi phí nuôi xe ô tô hàng tháng/năm khi mua xe mới

Discussion in 'Thông báo, hướng dẫn' started by caready, Aug 13, 2021.

  1. caready

    caready New Member

    Để sở hữu cho bản thân được chiếc xe ô tô yêu thích không chỉ bỏ ra chi phí mua xe mà còn phải tốn một số chi phí khác trong quá trình sử dụng phương tiện.
    Những chi phí phải trả trong quá trình sử dụng chiếc xe ô tô gọi là chi phí nuôi xe otô. Để nuôi một chiếc xe cần những chi trả những khoản nào, với mức giá là bao nhiêu? Hãy cùng Caready tìm hiểu trong bài viết này nhé!

    1. Những chi phí nuôi 1 chiếc xe ô tô
    Những chi phí chi trả cho quá trình sử dụng xe ô tô được chia thành 2 phần là phí cố định và chi phí linh hoạt (thay đổi). Sau đây là bảng tổng hợp các loại chi phí khi sử dụng xe ô tô hàng tháng / năm
    Bảng dưới đây tính chi phí trung bình nuôi một chiếc xe mới một tháng ở một số phân khúc xe trên thị trường.

    Caready lấy trường hợp các xe ô tô có những đặc điểm sau:

    • Mua mới, không đăng ký kinh doanh
    • Không gửi xe hằng tháng bên ngoài
    • Xe di chuyển 1000km /tháng trên loại đường hỗn hợp.
    Lưu ý, tổng chi phí nuôi xe dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, thực tế mức phí này có thể tăng lên tùy theo nhu cầu di chuyển, giá nhiên liệu hiện tại, các khoản phát sinh ngoài ý muốn như sự cố hỏng hóc nặng, bị phạt vi phạm giao thông...
    1.1 Chi phí cố định
    Chủ phương tiện phải chi trả những khoản chi phí cố định khi sử dụng xe ô tô, những khoản phí đó gồm:

    • Phí đăng kiểm
    • Phí bảo trì đường bộ
    • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
    • Bảo hiểm vật chất xe
    Phí đăng kiểm
    Xe ô tô trước khi lưu thông trên thị trường cần phải đạt chất lượng kỹ thuật an toàn như số máy, số khung, hệ thống gạt nước, hệ thống đèn, động cơ... và các chỉ số bảo vệ môi trường cần thiết.

    Ngoài phí đăng kiểm lần đầu cho xe ô tô mới là 340.000 đồng, khi sử dụng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng kiểm phương tiện theo chu kỳ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam.
    Ghi chú:

    • Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.
    • Số chỗ ô tô chở người bao gồm cả người lái.
    • Cải tạo xe là việc thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh ( trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ), treo và truyền lực.
    Phí giao dịch cho mỗi lần đăng kiểm đối với các loại ô tô con dưới 10 chỗ ngồi là 240.000 đồng/xe.

    Đăng kiểm là một việc làm bắt buộc, thế nên chủ phương tiện phải lưu ý đưa xe đi đăng kiểm thường xuyên theo thời gian quy định. Nếu không, chi phí nuôi xe của bạn sẽ vô tình bị “đội lên” do phải đóng phạt lỗi quá hạn đăng kiểm xe ô tô theo Điều 30, Nghị định 100/29/NĐ-CP.
    Phí bảo trì đường bộ
    Phí bảo trì đường bộ là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

    Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo.

    • Đối với ô tô con đăng ký dưới tên cá nhân thì mức phí bảo trì đường bộ là 130.000 đồng/tháng, tức là 1.560.000 đồng/năm.
    • Ô tô con đăng ký dưới tên doanh nghiệp hoặc xe bán tải thì chịu phí bảo trì đường bộ là 180.000 đồng/tháng, 2.160.000 đồng/năm.
    Lệ phí này có thể đóng theo thời hạn của chu kỳ đăng kiểm như: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng…
    Bảo hiểm dân sự bắt buộc
    Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để xem được links là loại hình bảo hiểm liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích, bệnh tật cho bên thứ ba ( người bị tai nạn) khi không may có sự cố xảy ra giữa phương tiện của bạn với bên thứ ba đó.

    Bảo hiểm dân sự đối với ô tô là một loại giấy tờ bắt buộc, vì thế khi mua xe ô tô chúng ta phải tính toán cả chi phí bảo hiểm này. Cụ thể:

    • Với ô tô con dưới 7 chỗ thì mức phí bảo hiểm là 480.700 đồng/năm.
    • Ô tô con từ 7 đến 11 chỗ thì mức bảo hiểm là 873.400 đồng/năm.
    • Xe bán tải có phí bảo hiểm là 1.026.300 đồng/năm.
    Bảo hiểm vật chất
    Là một loại bảo hiểm tự nguyện nhưng lại giúp ích rất lớn cho chủ phương tiện trong thực tế.

    Đây là gói bảo hiểm bảo vệ thân vỏ, máy móc trên xe ô tô... giúp cho chủ xe yên tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa, phía bảo hiểm sẽ chia sẻ rủi ro cùng với chủ xe và giảm thiểu áp lực về mặt tài chính trong trường hợp xe bị va chạm, trầy xước, hỏng hóc…

    [​IMG]

    Một số công ty bảo hiểm vật chất ô tô uy tín năm 2021

    Cách tính phí bảo hiểm vật chất xe ô tô :

    Phí bảo hiểm vật chất = giá trị thực của xe x tỷ lệ phí

    Trong đó,

    Giá trị thực của xe = tỷ lệ tối thiểu chất lượng còn lại của chiếc xe sau thời gian đưa vào sử dụng x giá xe mới.

    Tỷ lệ tối thiểu chất lượng còn lại của chiếc xe sau thời gian đưa vào sử dụng được xác định:

    • Xe mới mua: 100% giá trị
    • Xe sử dụng 1 - 3 năm: 85% giá trị
    • Xe sử dụng 3 - 6 năm: 70% giá trị
    • Xe sử dụng 6 - 10 năm: 55% giá trị
    • Xe sử dụng trên 10 năm: 40% giá trị
    Tỷ lệ phí = Tỷ lệ phí cơ bản (phạm vi cơ bản) + tỷ lệ phí lựa chọn bổ sung (phạm vi mở rộng).

    Theo các chuyên gia tư vấn bảo hiểm xe, tỷ lệ phí cơ bản và phí lựa chọn bổ sung là khoản phí đã được quy định rõ ràng trong gói hợp đồng bảo hiểm vật chất. Và thường thì mức phí này sẽ rơi vào khoảng 1.5% – 2%/năm tùy quy định của từng đơn vị cung cấp gói bảo hiểm vật chất.

    Phí giữ xe hằng tháng
    Nếu bạn có không gian đỗ xe ngay tại nhà thì sẽ không bị mất khoản phí này. Còn nếu bạn gửi xe ở các bãi đỗ xe thì tùy theo khu vực mà mức giá này có thể dao động từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/tháng tùy khu vực.

    1.2 Chi phí linh hoạt (biến phí)
    [​IMG]

    Những loại biến phí khi nuôi xe

    Bên cạnh các chi phí cố định đã nêu trên, tùy theo mức độ sử dụng phương tiện mà chủ xe ô tô cần phải chi trả một số loại biến phí khác như:

    Phí nhiên liệu xăng/dầu
    Chi phí nhiên liệu phụ thuộc vào loại xe, quãng đường di chuyển và giá của nhiên liệu.

    Ví dụ, một mẫu Sedan cỡ B có mức tiêu thụ trung bình 6 lít xăng/ 100 km, lấy giá xăng là 19.000 đồng/lít. Nếu 1 ngày di chuyển khoảng 30km, 1 tháng xe di chuyển khoảng 1000 km thì phí nhiên liệu 1 tháng là 1.140.000 đồng.

    Phí cầu đường BOT
    Giá vé qua các trạm BOT phụ thuộc vào tuyến đường và việc chủ phương tiện mua vé theo lượt, tháng, quý hay năm. Với dòng xe dưới 12 chỗ ngồi thì phí qua trạm trung bình là 35.000 đồng/lượt

    Phí bảo dưỡng/ sửa chữa xe
    Những dòng xe phổ thông thường có mức giá bảo dưỡng/sửa chữa rẻ hơn những dòng xe sang.

    Chi phí bảo dưỡng dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy cấp độ bảo dưỡng.
    Và tùy theo mức độ hư hỏng mà chi phí sửa chữa có thể là vài triệu hoặc chục triệu đồng.

    Phí gửi xe bên ngoài ( hàng quán, trung tâm thương mại...)
    Phí giữ xe ô tô ở một số hàng quán thường tầm 20.000 đồng/lượt.

    Phí đậu xe ở lòng đường trên một số tuyến đường cho phép hiện tầm 25.000 – 40.000 đồng/giờ.

    Phí giữ xe dưới tầng hầm ở các trung tâm thương mại tầm 35.000 đồng/2 giờ đầu tiên, mỗi giờ tiếp theo là 20.000 đồng/giờ.

    Trung bình 1 tháng, phí giữ xe ô tô rơi vào khoảng vài trăm đến 1 triệu đồng tùy vào nhu cầu sử dụng phương tiện của bạn.

    Ngoài ra, có một loại phí không chủ phương tiện nào mong muốn nó phát sinh nhưng vẫn phải cộng vào biến phí đó chính là phí phạt đường bộ. Trong một số trường hợp, chủ phương tiện có thể bị phạt những lỗi như: đỗ xe sai quy định, chạy quá tốc độ, đi vào đường cấm, lấn làn...

    Chi phí nuôi xe của bạn cũng sẽ tăng lên nếu như bạn mua xe trả góp hoặc vay ngân hàng để mua xe. Đừng quên tính cả chi phí lãi vay và trả góp vào phần biến phí này để có cái nhìn chính xác nhất về tổng chi phí nuôi xe cần thiết nhé!

    2. Gợi ý một số cách “nuôi” xe tiết kiệm
    Hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm chi phí khi mua xe.
    Để làm được điều này, bạn có thể:

    • Đến các showroom, đại lý để nghe tư vấn từ nhân viên.
    • Tham khảo từ những người quen đã mua xe trước đó
    • Dùng các công cụ dự toán chi phí có sẵn cho chiếc xe yêu thích.
    -> Trải nghiệm tiện ích dự toán giá lăn bánh ô tô nhanh chóng tại: Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để xem được links

    Tiết kiệm nhiên liệu
    Việc tiết kiệm nhiên liệu không chỉ giúp giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bạn có thể áp dụng một số cách sau để tiết kiệm nhiên liệu cho chiếc xe của mình:

    • Duy trì tốc độ lái xe hợp lý.
    • Xác định trước lộ trình, tuyến đường thuận tiện, ít kẹt xe nhất để tiết kiệm nhiên liệu.
    • Tắt máy khi dừng xe hơn một phút hoặc chờ đèn đỏ.
    Tiết kiệm nhiên liệu góp phần tiết kiệm chi phí nuôi xe

    Bảo dưỡng xe định kỳ
    Theo một khảo sát, việc vệ sinh thường xuyên hệ thống điều hoà hoặc sử dụng đúng các loại dầu nhớt và thay lọc gió khi cần thiết sẽ giúp giảm 5% lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe.

    Lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp
    Việc này giúp chia sẻ rủi ro khi có trục trặc xảy ra với phương tiện của bạn hoặc các dịch vụ sửa chữa, cứu hộ giao thông sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

    Qua bài viết này Caready đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các chi phí cần thiết trong quá trình sử dụng ô tô cũng như làm thế nào để nuôi xe tiết kiệm. Chi phí nuôi xe là một bài toán khó đối với người mua nhưng cũng thật dễ dàng nếu như bạn biết cách “chăm sóc” chiếc ô tô của mình đúng cách cùng với những mẹo nhỏ mà Caready đã gợi ý ở trên.
    Trước khi đưa ra lựa chọn bạn hãy cân nhắc các chi phí thật kỹ nhé! Tham khảo thêm tại đây:
    Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để xem được links
     

Share This Page